Tìm hiểu các ký hiệu ghi trường độ - Tự học PIANO

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

 

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ đặt hàng: 0913500956

Giá: Liên hệ

Danh mục: Tin tức Kiến thức.

Mô tả chi tiết


A . Trường độ tương đối

1. Để ghi trường độ tương đối giữa các âm thanh, người ta dùng các dấu nhạc với 7 hình dạng khác nhau.


- Dấu tròn (whole)lâu bằng 2 dấu trắng (half)


- Dấu trắng (half) lâu bằng 2 dấu đen(quarter)


- Dấu đen (quarter) lâu bằng 2 dấu móc đơn (eighth)


- Dấu móc đơn (eighth) lâu bằng 2 dấu móc đôi (sixteenth)


- Dấu móc đôi (sixteenth) lâu bằng 2 dấu móc ba (thirty second)


- Dấu móc ba (thirty second) lâu bằng 2 dấu móc tư (sixty fourth)


Như vậy một dấu tròn : 2 trắng : 4 đen : 8 móc đơn : 16 móc đôi : 32 móc ba : 64 móc tư.


2. Dấu lặng : là những ký hiệu cho biết phải ngưng, không diễn tấu âm thanh trong một thời gian nào đó. Các dấu lặng trong thời gian tương ứng với dạng dấu nhạc nào, thì cũng có tên gọi tương tự.


3. Dấu chấm : là ký hiệu đi sau dấu nhạc, hoặc dấu lặng, có giá trị bằng nửa trường độ ký hiệu đi trước nó.


Thí dụ :


4. Dấu nối : là đường vòng cung nối liền nhiều dấu nhạc với nhau. Có 2 loại :


Dấu nối 2 dấu nhạc cùng cao độ làm kéo dài trường độ dấu nhạc đầu, bằng tổng số trường độ của cả hai dấu nhạc.


Dấu nối nhiều dấu nhạc khác cao độ (còn gọi là dấu luyến) cho biết phải diễn tấu các dấu nhạc đó liền tiếng với nhau.


5. Dấu lưu (Dấu miễn nhịp) : là nửa vòng cung nhỏ có một chấm ở giữa U đặt trên hoặc dưới ký diệu âm nhạc nào thì cho nó được kéo dài bao lâu tuỳ ý.


6. Ô nhịp : là phần khuông nhạc được giới hạn bởi 2 vạch nhịp.


Trong nhạc mới, thường người ta chia bài nhạc thành nhiều ô nhịp. Các ô nhịp có tổng số các ký hiệu bằng nhau. Muốn biết mỗi ô nhịp có trường độ bao nhiêu ta căn cứ vào số loại nhịp (số tiết nhịp) viết ở đầu bài nhạc, gọi tắt là số nhịp.


7. Số nhịp : là một phân số cho ta biết phải chia dấu tròn ra làm mấy phần, và tử số cho ta biết trong mỗi ô nhịp có mấy phần như vậy. Thí dụ 2/4 : dấu tròn chia làm 4 phần, mỗi phần bằng một dấu đen và trong mỗi ô nhịp ta có 2 dấu đen hoặc các ký hiệu tương đương hai dấu đen (xem thí dụ 9).


8. Phách : là đơn vị thời gian trong âm nhạc, giống như bước chân người đi trong không gian. Nhờ phách mà ta cảm nhận được sự chuyển động của âm thanh trong thời gian.


Phách chia 2 : là loại phách có thể chia ra 2 phần đều nhau.


 Thí dụ : Trong loại nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen. Dấu đen này có thể  q = e e


Loại nhịp gồm phách chia 2 gọi là loại nhịp chia 2 (nhị phân) hoặc nhịp đơn.


Phách chia 3 : Là loại phách có thể chia ra 3 phần đều nhau.


Thí dụ : Trong loại nhịp 6/8 gồm hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen chấm. Phách này có thể chia thành 3 dấu móc đơn :


    * q .= e e e

Loại nhịp gồm phách chia 3 gọi là loại nhịp chia 3 (tam phân) hoặc loại nhịp kép.


9. Các nhóm dấu bất thường :


Liên ba : Là 3 dấu nhạc có trường độ bằng nhau, nhưng khi diễn tấu thì trường độ của chúng bằng trường độ 2 dấu nhạc cùng hình dạng.


Liên năm, liên sáu, liên bảy : Là diễn tấu 5, 6 hoặc 7 dấu thay vì chỉ phải diễn tấu 4 dấu cùng hình dạng.


Liên hai : là 2 dấu nhạc có trường độ bằng nhau nhưng được diễn tấu trong thời gian bằng 3 dấu cùng hình dạng.


Nói cách khác là dấu nhạc có chấm (loại phách chia 3) thay vì được chia 3 như thường lệ thì chỉ được chia 2 thôi.


Liên tư : Là diễn tấu 4 dấu thay vì cần diễn 6 dấu cùng hình dạng


10. Các ký hiệu dùng để lặp lại :


Lặp lại một âm hình giai điệu nào đó trong cùng một ô nhịp, thay vì viết ra cả thì chỉ cần viết 1 lần rồi ghi các vạch xiên chỉ trường độ.


Một âm thanh hoặc một hợp âm cần nhắc lại thì ghi tổng số trường độ và thêm các gạch chỉ trường độ phải lặp lại :


Lặp lại luân phiên nhiều lần âm thanh hoặc hợp âm (trémolo)


Lặp lại nguyên 1 hoặc 2 ô nhịp :


Lặp lại một đoạn nhạc : dùng dấu hồi đoạn ] } (Td 18a)


Lặp lại một đoạn dài, hoặc cả bài : Dùng dấu hồi tống @ (Td 18b)


Khi phần cuối đoạn lặp lại có khác biệt với phần cuối đoạn đầu thì người ta ghi dấu ngoặc vuông với số 1 hoặc chữ a trên phần khác biệt của đoạn đầu, và ghi dấu ngoặc vuông với số 2 hoặc chư b trên phần cuối của đoạn lặp lại.


Lần đầu diễn theo số một (còn gọi là volta 1) cho đến dấu hồi tống thì lặp lại lần 2, bỏ volta 1, nhảy qua volta 2.


Người ta có thể thay dấu hồi tống bằng chữ DC (Da Capo nghĩa là trở lại từ đầu. Da Capo al fine = Trở lại từ đầu cho đến chỗ TẬN của bài).


Bài nhạc nào có đoạn kết riêng, gọi là CODA thì người ta ghi dấu A hoặc để báo hiệu chỗ phải sang đoạn kết. Dấu báo kết A ... được ghi 2 lần, lần đầu thường kèm theo chữ Al Coda (sang đoạn kết), lần hai ghi ngay đầu đoạn kết với chữ CODA. (Td 19c)



B.Trường độ tuyệt đối



Muốn biết một âm thanh phải kéo dài bao nhiêu giây, người ta phải dùng tới những ký hiệu khác để diễn tả tốc độ của các âm thanh, còn gọi là nhịp độ của âm thanh (Tempo).


1. Ký hiệu ghi nhịp độ đều đặn : các chữ ghi nhịp độ thường cho ta 3 mức độ chính, đó là vừa, chậm và nhanh. Muốn chính xác hơn, người ta ghi thêm số phách hoặc số dấu nhạc phải diễn tấu trong một phút gọi tắt là số nhịp đoä.


- CHỮ VIẾT / Ý NGHĨA / SỐ NHỊP ĐỘ


- Nhịp độ chậm:


- Largo / Chậm rãi / 40-60


- Larghetto / Bớt chậm rãi / 60-66


- Lento / Chậm


- Adagio / Chậm / 66-76


- Grave / Trịnh trọng


- Nhịp độ vừa:


- Andante / Khoan thai / 76


- Andatino / Bớt khoan thai / 108


- Moderato / Vừa / 108-120


- Allegro Moderato / Nhanh vừa / 120


- Allegretto / Chưa nhanh lắm


- Nhịp độ nhanh:


- Allegro / Nhanh / 120-168


- Vivace / Khá nhanh


- Presto / Hối hả, rất nhanh / 168


- Prestissimo / Cực nhanh / 208-0


- Người ta còn thêm các chữ để nói rõ sắc thái hơn như :


- Molto : Rất


- Assai : Rất


- Non troppo : Không quá


- Non Tanto : Không đến thế


- Sempre : Luôn luôn (Sempre marcato : Luôn luôn rời mạnh)


- Meno : Ít hơn (Meno mosso : Kém linh hoạt hơn)


- Pìu : Hơn (Pìu andante : nhanh hơn Andante)


- Poco : Ít, một chút (Poco a poco : Từ từ)


- Quasi : Gần như.


2. Ký hiệu ghi nhịp độ thay đổi :


- Tăng nhịp độ :


- Accelerando (Accel.) : Nhanh dần lên


- Animando : Linh động, hào hứng


- Stretto : Dồn dập, gấp rút


- Giảm nhịp độ :


- Ritardando (Ritard.) : Chậm lại


- Rallentando (Rall.) : Chậm dầ n


- Allargando (Allarg.) : Mở rộng ra, giãn ra.


- Ritenuto (Rit.) : Giữ lại, ghìm lại


- Poco lento : Hơi chậm.


- Nhịp độ tư do :


- Ad libitum (ad lib.) : Nhịp độ tuỳ ý


- A piacere : Tuỳ thích


- Senza tempo : Không cần giữ nhịp


- Rubato : Lơi nhịp


- Vào nhịp độ bắt buộc :


- Tempo : Vào nhịp (sau một đoạn nhạc ad lib.)


- A tempo, Tempo primo : Trở về nhịp độ ban đầu


- (AT), (1 Tempo)


- L'istesso tempo : Giữ y nhịp độ cũ dù có thay đổi số nhịp, nghĩa là một phách ở loại nhịp trước vẫn bằng 1 phách ở loại nhịp sau.


- Thí dụ 2/4 đổi qua 6/8 thì q trong 2/4 =q . trong 6/8

DANH MỤC SẢN PHẨM

Hỗ trợ trực tuyến

0913 500 956 (Hữu Thủy)

ĐỐI TÁC

Ken Harmonica
Trong
Dan Piano

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 2578361
Đang online: 6
0913500956
0913500956Facebook: Nh%E1%BA%A1c-c%E1%BB%A5-H%E1%BB%AFu-Th%E1%BB%A7y-Guitar-Store-354031244678627/Zalo: 0913500956