Nguồn gốc tên của 7 note nhạc trong âm nhạc

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn
Cập nhật: 3/27/2012 - Số lượt đọc: 10280

Vào năm 799 tại vùng LOMBARDIE có một sử gia tên Paul Diacre đã viêt 1 bản thánh vịnh để ca tụng thánh JEAN BAPTISTE của đạo thiên chúa như sau:

UT queant laxis
REsonare fibris
MIra getostorum
FAmuli tuo'rum
SOLve polluti
LAbii rea'tum
Sancte Joa'nnes

Một tu sĩ người đất TOSCANE (Ý) tên là GUIDO ( GUI D'AREZZO) ( Mất năm 1050), đã lấy 7 âm đầu của 7 câu thơ trên đặt tên cho 7 nôt nhạc. Đến thế kỉ XVII, thấy chữ UT khó phát âm nên người ta thay nó bằng chữ DO. CÒn chữ SI là kết hợp của 2 âm đầu các chữ Sancte Joa'nes. Có người cho rằng chữ DO thay chữ UT là để nhớ ơn đấng từ phụ là ông GUIDO đã có công đã dặt tên cho 7 âm thanh mà đến bây giờ cả thế giới đang dùng

DO_RE_MI_SOL_LA_SI

Trước thế kỷ X, để ký âm người ta dùng các mẫu tự:

A(la) B(si) C(đô) D(rê) E(mi) F(pha) G(sol)

Ở Đức nốt si dừng hai ký hiệu: H(si) và B(si giáng)

Một vài nước châu Á như Trung Hoa và Nhật Bản còn dùng số để ký hiệu nốt nhạc:

1(đô) 2(rê) 3(mi) 4(fa) 5(sol) 6(la) 7(si)

Ở Việt Nam, trước đây người ta thường dùng các từ tượng thanh để chỉ các nhạc âm, ví dụ như: tính, tĩnh, tình, tinh, tung, tang, tàng (cho dây đàn); tí, um, bo, tịch, tót, tò, te (cho kèn). Còn tên gọi: Hồ, xừ, xang, xê, cống, phan, líu, u là hệ thống tên gọi từ Mông Cổ truyền qua Trung Quốc sang Việt Nam (có lẽ vào khoảng nửa thế kỉ VIII). Cho tới nay đó vẫn là hệ thống để ghi bài bản cho nhạc cụ dây và hơi trong một số thể loại nhạc như nhạc cung đình, ca Huế, ca tài tử, cải lương. Từ đầu thế kỉ XX có nhiều tìm tòi thể nghiệm cải biến lối ghi cổ truyền trong đó có cả lối kết hợp với cách ghi theo 5 dòng kẻ của phương Tây.

DANH MỤC SẢN PHẨM

Hỗ trợ trực tuyến

0913 500 956 (Hữu Thủy)

ĐỐI TÁC

Ken Harmonica
Trong
Dan Piano

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 2533143
Đang online: 12
0913500956
0913500956Facebook: Nh%E1%BA%A1c-c%E1%BB%A5-H%E1%BB%AFu-Th%E1%BB%A7y-Guitar-Store-354031244678627/Zalo: 0913500956