Phan Quốc Anh- Mã la - nhạc cụ gõ bằng đồng độc đáo của người Raglai

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Mã la”, “mả la” hay “ma la” là cách gọi theo tiếng dân tộc Kinh về nhạc cụ gõ bằng đồng của dân tộc Raglai. Có thể vì loại nhạc cụ này thường được sử dụng nhiều trong lễ bỏ mả (bỏ ma) nên được gọi là ma la, sau này gọi trại đi thành mã la?

 

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ đặt hàng: 0913500956

Giá: Liên hệ

Danh mục: Tin tức Kiến thức.

Mô tả chi tiết

Trong vùng đồng bào Raglai sinh sống, hầu như không làng (palơi) nào là không có mã la. Theo số liệu điều tra của Sở Văn hóa thông tin Ninh Thuận, hiện nay trên toàn 26 xã, 78 palơi Raglai ở Ninh Thuận còn 220 bộ, 1772 chiếc mã la. Nhiều nhất là ở huyện Bác Ái: 146 bộ, 1062 chiếc; huyện Ninh Sơn: 57 bộ, 175 chiếc; huyện Ninh Hải: 48 bộ, 345 chiếc và huyện Ninh Phước: 31 bộ, 190 chiếc.  Làng còn nhiều mã la nhất là làng Kamau, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn với trên 30 bộ, 168 chiếc. Riêng ở xã Ma Nới còn có một bộ chiêng ba (có núm) duy nhất.
Người Raglai theo chế độ mẫu hệ. Vì vậy, bộ mã la là biểu hiện của một gia đình mẫu hệ. Mỗi bộ mã la có ít nhất là 2 chiếc (mã la đôi), còn gọi lã mã la mẹ - con (Ina - Ana). Bộ mã la 4 chiếc là bộ có 1 mẹ và 3 con (mẹ, con trưởng, con giữa, con út). Nhiều vùng có các bộ mã la 7, 9 hoặc 12 chiếc. Những bộ mã la nhiều chiếc thì có nhiều mã la mẹ: mẹ cả, mẹ hai, mẹ ba và nhiều con. Trong đó, mã la “mẹ cả” (Ina mul) được hiểu là bà tộc trưởng đã có chồng và có con và là người có quyền thế cao nhất. Các mẹ khác là em ruột của mẹ cả nhưng các con cũng phải gọi bằng mẹ. Tương ứng với một gia đình mẫu hệ truyền thống của người Raglai: bà trưởng tộc, mẹ và con gái út là những người quan trọng nhất. Vì vậy, trong bộ mã la, 3 chiếc mã la quan trọng nhất có chung tên gọi (mẫu hệ) với thứ bậc khác nhau: mã la Ina mul (mẹ lớn - bà trưởng tộc); mã la Ina Ru wơ (mẹ Ru wơ) và mã la Ana Tuluih (con gái út). Ngoài các mã la “mẹ” ra, trong bộ mã la còn có rất nhiều “con”. Đây cũng là một sự thể hiện của gia đình mẫu hệ đông con là phổ biến của người Raglai xưa kia. Khác với bộ cồng chiêng Ê Đê, cồng lớn có vai trò giữ nhịp cho cả bộ. Còn ở bộ mã la Raglai, chiếc mã la “mẹ” có vai trò giữ nhịp chính để các mã la con hoà theo. Nếu là bộ mã la nhiều mẹ thì mã la “mẹ cả” sẽ đảm nhiệm vai trò này.
Mã la là một loại nhạc cụ thiêng do tổ tiên ông bà để lại. Người Raglai thường gọi là mã la “ông bà”(Char muk – kei), luôn được để ở nơi trang trọng nhất trong nhà sàn. Mỗi lần lấy xuống để sử dụng đều phải làm lễ cúng. Mã la thường được dùng trong các lễ hội tiêu biểu của người Raglai như lễ “ăn đầu lúa”, lễ “bỏ mả”. Chúng tôi đã sưu tầm được gần 100 bài nhạc mã la. Trong đó có 3 bài rất giá trị về âm nhạc mà chúng tôi đã ký âm được. Đó là các bài: Ruwơ, Ruwơ Poriyu Chrao và Atok Pakrup. Nét độc đáo của các bản nhạc mã la là nội dung các câu chuyện cổ Raglai được kể bằng âm thanh. Những điều không hoặc khó nói được bằng lời, người Raglai phải mượn đến “tiếng nói” của mã la. Có những bài mã la mang tính chất đối đáp, tâm sự giữa hai người. Có những bài mã la để báo tin trong nhà, trong làng có người chết. Trong lễ hội, mã la đóng vai trò chủ đạo về “thông tin hai chiều” với thế giới thần linh. Sau khi lễ kết thúc, mã la lại thay cho tiếng nói trao đổi giữa các thành viên trong gia tộc, giữa nhà vợ với nhà chồng về việc tổ chức lễ bỏ mả cho người chết như vậy được chưa? hài lòng hay chưa hài lòng? những điềm lành, điềm dữ v.v…thể hiện bằng âm lượng mạnh hay nhẹ, tiết tấu nhanh hay chậm, âm sắc buồn hay vui của các bài mã la. Có thể nói, mã la là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng rất độc đáo của người Raglai.

 Mã la của người Raglai có thể chưa được đặt vào thể loại nhạc cụ chính, hoặc chưa được coi là quan trọng trong hồ sơ văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Nhưng chúng tôi cho rằng: mã la là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng độc đáo của một trong những dân tộc Tây Nguyên đã tồn tại hàng bao đời nay, phải được đặt nằm chung trong sắc màu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, cần được nghiên cứu, sưu tầm nghiêm túc để bổ sung cho hồ sơ về văn hóa cồng chiêng ở Việt Nam.
Nhạc cụ mã la của người Raglai cũng như các nhạc cụ gõ bằng đồng khác của các dân tộc miền Trung – Tây Nguyên khác hiện đang nằm trong tình trạng “chảy máu”. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có biện pháp bảo vệ, gìn giữ. Trước mắt cần có các chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa quý báu này.

 

DANH MỤC SẢN PHẨM

Hỗ trợ trực tuyến

0913 500 956 (Hữu Thủy)

ĐỐI TÁC

Ken Harmonica
Trong
Dan Piano

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 2577617
Đang online: 6
0913500956
0913500956Facebook: Nh%E1%BA%A1c-c%E1%BB%A5-H%E1%BB%AFu-Th%E1%BB%A7y-Guitar-Store-354031244678627/Zalo: 0913500956