Lịch sử các loại nhạc cụ: Phần III - Viola

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Người ít chơi nhạc có thể nhầm lẫn giữa viola và violin bởi sự giống nhau về kích cỡ, âm vực và tư thế chơi. Tuy vậy âm sắc của viola tương đối khác biệt: ấm, tối và dày hơn so với violin. Viola cũng không phải một nhạc cụ nổi bật so với hai người anh em của nó là violin và violoncello nếu so về vai trò và số lượng tác phẩm.

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ đặt hàng: 0913500956

Giá: Liên hệ

Danh mục: Tin tức Kiến thức.

Mô tả chi tiết

Lịch sử cấu tạo

Antonio Stradivari (1644 - 1737), Guiseppe Guarneri (1666 - 1710), Nicolo Amati (1596 - 1684) và con cháu của họ là những nhà chế tạo viola nổi bật nhất vào khoảng thế kỉ 17-18. Trong thời gian này đàn viola có kích thước rất lớn, đến gần 50cm. Tuy nhiên vào đầu thế kỉ 19 những cây viola nhỏ được ưa chuộng hơn đã dần thay thế viola cỡ lớn. Mặc dù trong suốt lịch sử các nhạc cụ thuộc họ violin đã trải qua nhiều thay đổi ở cổ đàn, bàn phím, ngựa đàn và nhiều bộ phận khác nhưng riêng những cây viola cổ vẫn giữ được hình dáng ban đầu được trưng bày ở nhiều viện bảo tàng.

Tư thế chơi

Viola cũng giống như violin cũng có nhiều tư thế chơi, nhưng cách phổ biến nhất là giữ phần đáy của đàn giữa hàm và vai trái, thường qua một tấm tựa cằm gắn trên đàn, một mảnh vải phủ lên đàn hoặc một tấm tựa vai. Người chơi dùng tay trái để bấm nốt và tay phải để kéo (bằng vĩ) hoặc búng dây đàn (pizzicato).

Lịch sử biểu diễn
Trong lịch sử viola ít được sử dụng trong các bản concerto độc tấu và sonata hơn so với violin và violoncello.

Âm nhạc viết cho viola khác với cho các nhạc cụ khác ở chỗ nó thường sử dụng khóa do alto. Các bản nhạc cho viola cũng sử dụng khóa sol khi có những đoạn nhạc viết ở âm vực cao.

Trong nhạc giao hưởng ban đầu, vai trò của viola thường chỉ giới hạn trong hòa âm mà ít có giai điệu riêng. Khi viola được đảm nhận một bộ phận trong giai điệu của âm nhạc thời kì này, nó vẫn chỉ chơi theo giai điệu của các nhạc cụ khác. Một ngoại lệ là Concerto Brandenburg số 6 của J.S. Bach với hai viola chơi giai điệu chính.

Một ví dụ hiếm hoi về âm nhạc cho viola độc tấu là bản Harold ở Ý của Hector Berlioz. Ngoài ra còn có một vài bản concerto thuộc thời kì Baroque và thời kì Lãng mạn của Telemann và Carl Stamitz.

Viola đóng một vai trò quan trọng trong nhạc thính phòng. Mozart đã phần nào độc lập hóa vai trò của viola trong sáu bản ngũ tấu đàn dây của mình. Những bản ngũ tấu đó sử dụng 2 viola, giải phóng nhạc cụ này để biểu diễn những đoạn độc tấu và nâng cao tính phong phú của nhóm hợp tấu. Từ những tác phẩm đầu tiên Johannes Brahms đã sáng tác âm nhạc với vai trò nổi bật của viola. Bản nhạc thính phòng đầu tiên của ông, bản lục tấu đàn dây số 18 có một đoạn gần giống như cho viola số 1 độc tấu. Sau này ông còn viết 2 sonata nổi tiếng cho viola và piano trong tập tác phẩm số 120. Brahms cũng sáng tác Hai lied cho giọng alto với viola và piano (Zwei Gesänge für eine Altstimme mit Bratsche und Pianoforte), Op. 91: Gestillte Sehnsucht (Thỏa long mong nhớ) và Geistliches Wiegenlied (Bài hát ruThánh) đề tặng cho nghệ sĩ violin Joseph Joachim và Amalie - vợ của Joachim. Antonín Dvořák cũng từng chơi viola; âm nhạc thính phòng của ông cũng dành vị trí quan trọng cho viola. Một nhà soạn nhạc người Tiệp Khắc khác là Bedřich Smetana cho viola đảm nhiệm một vai trò rõ nét trong bản tứ tấu From My Life (Từ cuộc sống của tôi) mở đầu bằng tiếng viola đầy tình cảm.

Viola cũng có lúc có vị trí nổi bật trong nhạc giao hưởng, ví dụ như khúc biến tấu số 6 trong tổ khúc Enigma Variations của Edward Elgar.

Mặc dù kho tàng âm nhạc cho viola khá lớn, số lượng tác phẩm cho viola của các nhạc sĩ lừng danh trước thế kỉ 20 tương đối nhỏ. Vì vậy nhiều nghệ sĩ viola phải chơi những bản nhạc chuyển soạn từ những tác phẩm viết cho violin, violoncello hoặc các nhạc cụ khác.

Nửa đầu thế kỉ 20 nhiều nhà soạn nhạc bắt đầu viết cho viola với sự xuất hiện của nhiều nghệ sĩ solo chuyên nghiệp như Lionel Tertis. Các nghệ sĩ người Anh: Arthur Bliss, York Bowen, Benjamin Dale và Ralph Vaughan Williams đều sáng tác nhạc giao hưởng và thính phòng cho ông. William Walton và Béla Bartók đã viết những concerto cho viola nổi tiếng. Một trong số ít những nhà soạn nhạc với số lượng đáng kể các tác phẩm cho viola là Paul Hindemith - một nghệ viola thường biểu diễn các tác phẩm ra mắt lần đầu. Sonata cho flute, viola và harp của Debussy đã khai mở cho nhiều nhà soạn nhạc khác viết những tác phẩm cho các nhạc cụ trên kết hợp với nhau. Elliot Carter viết nhiều cho viola; bản nhạc Khúc bi thương của ông là một trong nhiều sáng tác cho đàn viola được biết đến và còn được chuyển soạn cho clarinet. Lionel Tertis nói rằng Edward Elgar (tác giả của bản concerto cho cello được Tertis soạn lại cho viola với chương scordatura chậm rãi hơn), Alexander Glazunov (nghệ sĩ táng tác nên Khúc bi thương Op. 44 cho viola và piano), và Maurice Ravel đều đã từng hứa sẽ viết các concerto cho viola nhưng đều qua đời trước khi hoàn thành lời hứa. Vào nửa sau thế kỉ 20 một số lượng lớn các tiết mục cho viola đã được biểu diễn với nhiều nhà soạn nhạc sáng tác các bản concerto cho viola.

Nguồn: classicalvietnam

DANH MỤC SẢN PHẨM

Hỗ trợ trực tuyến

0913 500 956 (Hữu Thủy)

ĐỐI TÁC

Ken Harmonica
Trong
Dan Piano

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 2578665
Đang online: 6
0913500956
0913500956Facebook: Nh%E1%BA%A1c-c%E1%BB%A5-H%E1%BB%AFu-Th%E1%BB%A7y-Guitar-Store-354031244678627/Zalo: 0913500956