Lạ lùng những nghệ sỹ “chân đất” chơi nhạc Tây

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Đến làng Then (xã Thái Đào, Lạng Giang, Bắc Giang) đúng dịp dàn nhạc vĩ cầm "chân đất" đang tập luyện chuẩn bị cho ngày hội đoàn kết toàn dân của xã. Trong khoảnh khắc đó, chúng tôi được nghe những giai điệu du dương từ chính đôi tay thô mộc, đậm chất quê trên những cây vĩ cầm.

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ đặt hàng: 0913500956

Giá: Liên hệ

Danh mục: Tin tức Kiến thức.

Mô tả chi tiết

Dàn nhạc Tây "chân đất"

Để tìm hiểu về gốc tích của dàn nhạc Tây "chân đất", chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Quang Khoa, hiện là đội trưởng đội vĩ cầm, người được coi là một nghệ sĩ vĩ cầm cự phách ở làng Then. Ông Khoa bảo: "Người có công đầu trong việc đưa vĩ cầm đến với dân làng Then là cụ Nguyễn Hữu Đưa. Khi đó, mặc dù đã ở tuổi thất thập nhưng cụ vẫn tiếp tục truyền dạy cho những ai yêu thích, ở mọi độ tuổi. Học trò của cụ khi là ông giám đốc về hưu, lúc là đám thanh, thiếu niên trong làng".

Ông Khoa cũng cho biết thêm, đội văn nghệ làng Then bắt đầu thành lập từ những năm 1957 - 1958, có nhiều thành viên theo học vĩ cầm. Theo tình hình chung của cả nước, đội văn nghệ lúc thịnh, lúc suy. Thời kỳ Mỹ đánh bom ra miền Bắc, đội văn nghệ gần như giải tán, tất cả phải tập trung cho kháng chiến. Sau năm 1973, phong trào học nhạc lại nổi lên. Bắt đầu từ năm 1974, một tốp đầu tiên gồm 13 người (từ 13 - 16 tuổi) bắt đầu học vĩ cầm, cụ Đưa là người dạy. Do thuận lợi vì có ông giáo là người làng, những bà con trong thôn nghe thấy hay nên lần lượt đến xin cụ Đưa cho con cái theo học.

Năm 1975, đội văn nghệ gồm 13 người này đi diễn và mang về một huy chương vàng của tỉnh. Đến năm 1976, đội tham gia hội diễn toàn quốc, sau đó được Bộ Văn hóa thông tin (cũ) cử đi phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần IV. Ông Khoa là một trong số những học trò đầu tiên của cụ Đưa. Năm 1977 -1978, 13 người trong đội văn nghệ của ông đều đi bộ đội. Hết chiến tranh, tất cả đều trở về lành lặn và lại tiếp tục gắn bó với vĩ cầm.

Là phong trào quần chúng, hoạt động của đội vĩ cầm làng Then lúc chìm, lúc nổi với biết bao khó khăn. Ông Khoa cho biết, 10 năm trở lại đây, dàn nhạc vĩ cầm làng Then mới bật hẳn dậy. Việc dàn nhạc thường xuyên được các đoàn tỉnh, Trung ương mời đi diễn càng kích thích niềm đam mê của các thành viên. Từ đó, mọi người tập và chơi một cách có hệ thống.

Dàn vĩ cầm làng Then

Tiếng lành đồn xa, nhắc tới tên làng Then, người ta biết ngay tới một làng vĩ cầm có tiếng. Chẳng thế mà mới đến thị xã Lạng Giang (Bắc Giang), dù còn cách những vài chục cây số nhưng hỏi thăm từ bác xe ôm, tới cô hàng nước đường về làng Then thì ai cũng biết. Chỉ đường xong, họ còn nói với theo, làng ấy đặc biệt lắm, cả làng biết chơi vĩ cầm đấy. Dàn nhạc giao hưởng làng Then không chỉ nổi tiếng và đặc biệt trong nước mà còn hấp dẫn nhiều khách Tây.

Được biết, khách quốc tế ở Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nga đều đã tìm đến đây để tận mắt xem, nghe dân làng Then kéo vĩ cầm. Năm 2009, một cựu binh người Mỹ chơi nhạc Jazz cũng về thăm làng. Nhiều Việt kiều khi về quê cũng ghé thăm làng Then. Họ đều thích thú và thán phục vì không ngờ ở một vùng nông thôn nghèo của Việt Nam mà có đến trên trăm người biết chơi thứ nhạc cụ uyên bác này.

Khi chúng tôi hỏi, cơ duyên nào mà một cây đàn phương Tây sang trọng và khác xa với truyền thống âm nhạc Việt lại có mặt và gần gũi với dân làng Then đến vậy? ông Khoa tự hào nói: "Tất cả là do niềm đam mê, yêu thích rồi cứ chơi và duy trì. Giờ đây, vĩ cầm là nhạc cụ thân thiết, gần gũi với nông dân làng Then, trở thành một đặc trưng riêng, hiếm có".

Tâm sự với chúng tôi, ông Khoa cho biết, chính ông Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang cũng phải thốt lên rằng, một thứ nhạc cụ xuất xứ tận trời Tây về làng Then trở thành thứ nhạc truyền thống... Thứ nhạc truyền thống ấy đã ở lại, đã hòa vào mọi biến động cùng dân làng Then hơn nửa thể kỷ nay.

Không biết chơi vĩ cầm không phải trai làng Then

Người dân nơi đây có một niềm đam mê chung đó là cây vĩ cầm với những âm thanh trầm bổng. Ngày ngày, họ vẫn phải làm việc đồng áng, bất cứ khi nào rảnh là họ lại tập, luyện đàn. Thời trước, người làng Then thường bảo nhau rằng, không biết chơi vĩ cầm không phải trai làng Then và cái tên làng vĩ cầm cũng được người ta gọi từ đó.

Vừa chơi dứt bản nhạc Phiên chợ Ba Tư, ông Nguyễn Quang Khoa chia sẻ: "Đội vĩ cầm (chúng tôi quen gọi là đội văn nghệ làng Then) được thành lập cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Đến thời của tôi là đã qua 3 đời thay đội trưởng cho dàn nhạc rồi. Các bậc cao niên gìn giữ, truyền dạy vĩ cầm, nay người còn, người mất. Hiện dàn nhạc làng Then có 11 người chơi thường xuyên, độ tuổi từ 47 đến ngoài 50. Tất cả chúng tôi đều là nông dân "chính hiệu" và đều là nam giới. Ngoài thời gian dành cho đồng ruộng, chăn nuôi, trồng  hoa, cây cảnh và làm thêm hàng mã thì  khi nào rảnh anh em lại gọi nhau đi tập vĩ cầm. Giờ cũng đang mùa vụ nhưng chúng tôi phải xếp việc, tranh thủ tập để diễn phục vụ bà con nhân ngày hội".

"ng Hà Văn Thực, trưởng thôn Then cho biết, cả làng có gần 400 hộ thì có trên 100 người biết chơi vĩ cầm, tập trung ở cả 3 thế hệ. Dàn nhạc hoạt động chủ yếu trên tinh thần tự nguyện, việc cấp kinh phí rất hạn hẹp. Tuy vậy, mọi thành viên trong dàn nhạc vẫn rất say sưa tập luyện, những ngày hội họp, lễ tết thì phục vụ bà con trong thôn, xã, huyện. Đặc biệt nhất là những dịp dàn nhạc làng Then được mời đi diễn ở tỉnh xa.

Với nghệ sỹ "chân đất" Nguyễn Quang Khoa, chơi vĩ cầm, duy trì dàn nhạc vĩ cầm để tiếp nối niềm đam mê của cụ Hành, cụ Đưa, cụ Lê (những người đầu tiên đưa thứ nhạc Tây về với dân làng Then) là niềm vui, là thỏa cái say, cái thích của mình.

"Vợ tôi thi thoảng đùa rằng, tôi làm cái việc "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" vì tự bỏ tiền chơi, đàn hỏng cũng tự sửa. Nhưng, nó ngấm vào máu thịt của tôi cũng như bà con làng Then rồi, ngày nào không kéo vài bản vĩ cầm là tôi thấy thiếu thiếu. Có hôm, vừa ngoài đồng về, tôi vớ cây đàn kéo một, hai bản thấy thư thái, chẳng biết mệt là gì. Ai coi vĩ cầm hay nhạc giao hưởng là thứ gì đó sang trọng, nhưng với dân làng Then chúng tôi thì nó thân thiện và gần gũi lắm. Anh em chúng tôi có thể ngồi bệt ngay hiên nhà, ngoài ngõ, dưới gốc cây, sân đình, bờ đê và chơi vĩ cầm cả ngày không hết chán", ông Khoa vui vẻ nói.

Năm 2005, đội vĩ cầm làng Then được tỉnh cử vào quê Bác ở Nam Đàn, Nghệ An biểu diễn và được trao kỷ niệm chương. Ngoài ra, đội văn nghệ làng Then còn nhận được rất nhiều giấy khen, huy chương của tỉnh trong các hội diễn.

Kỷ niệm khó quên

Kỷ niệm đáng nhớ nhất với ông Khoa và những nghệ sỹ "chân đất" làng Then là dịp Bộ Văn hóa thông tin (cũ) cử đội văn nghệ diễn phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần IV, tại hội trường Ba Đình. Xen lẫn những câu chuyện bên hiên nhà, ông Khoa đãi khách bằng bản Bèo dạt mây trôi. Gương mặt rám nắng quê, tóc trắng nhiều hơn tóc đen, đôi bàn tay vừa thô ráp, vừa chai sần vì bùn đất (theo cách nói xuề xòa của ông) khi hòa vào bàn nhạc, miên man theo giai điệu bèo dạt mây trôi làm người nghe ngơ ngẩn. ông Khoa cho biết, ngoài biểu diễn chèo, quan họ, những bản: Bóng cây Kơ - nia, Trống cơm, Du kích sông Thao, Phiên chợ Ba Tư, Dòng sông Danube... thường xuyên được đội văn nghệ biểu diễn.

 


DANH MỤC SẢN PHẨM

Hỗ trợ trực tuyến

0913 500 956 (Hữu Thủy)

ĐỐI TÁC

Ken Harmonica
Trong
Dan Piano

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 2578537
Đang online: 15
0913500956
0913500956Facebook: Nh%E1%BA%A1c-c%E1%BB%A5-H%E1%BB%AFu-Th%E1%BB%A7y-Guitar-Store-354031244678627/Zalo: 0913500956