Người đàn ông trẻ giữ hồn Tây Nguyên

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Anh Rơ Châm Tih sinh năm 1973 trong một gia đình không có truyền thống về âm nhạc Tây Nguyên ở làng Jút, xã IaDêr, (huyện Iagrai - Gia Lai).

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ đặt hàng: 0913500956

Giá: Liên hệ

Danh mục: Tin tức Kiến thức.

Mô tả chi tiết

Thế nhưng, với thiên bẩm về âm nhạc dân tộc, nhiều năm qua anh vẫn đang miệt mài với công việc bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị tinh tuý của nền văn hóa dân tộc truyền thống trong đời sống cộng đồng dân tộc vùng Tây Nguyên.

Nghệ nhân chân đất

Trong hồi ức của những người già ở làng Jút thì cách đây đã gần 30 năm tuổi thơ của cậu bé Rơ Châm Tih gắn với niềm đam mê những thanh âm phát ra từ những ống tre, ống nứa. Ban đầu họ cứ tưởng những thứ đó là vật vô tri vô rác nhưng họ thật sự ngạc nhiên trước sự khéo léo và sáng tạo của một đứa bé con nhà nghèo.

Tuổi thơ của Rơ Châm Tih rất khổ, vì gia đình nghèo nên anh không có điều kiện để mua sắm các loại nhạc như cồng, chiêng, cũng không có đàn T'’rưng, đàn Goong hay Krong Put nhưng bù lại là Rơ Châm Tih lại có được cái tài, cái khéo của người biết sáng tạo ra những loại nhạc cụ đặc biệt riêng của mình từ những cây tre, cây nứa. Thuở đó, cứ ở đâu có tiếng nhạc, tiếng cồng chiêng, tiếng đàn T'rưng vang lên là Tih như quên hết công việc, quên ăn, quên ngủ để chạy theo những già làng làm nhạc cụ.

Bên tách trà nóng dùng để tiếp chúng tôi Rơ Châm Tih nhớ lại: “Hồi nhỏ, thấy các cụ già trong làng vót vót những ống tre, ống nứa làm đàn mình cũng vót theo, thấy họ thổi mình cũng thổi. Cái gì không hiểu thì lại hỏi. Dần dần, mình cũng làm được những loại nhạc cụ đơn giản khi mới 12 tuổi, rồi các cụ trong làng thấy mình thích các loại nhạc cụ này nên truyền dạy lại cho mình”.

Một điều đáng buồn là khi cậu học thành thạo các loại nhạc cụ thì những hoạt động văn hóa văn nghệ trong thôn bản của cậu không còn được sôi nổi như trước đây nữa. Rơ Châm Tih chỉ làm đàn Goong khi cây đàn của câu hoặc của người bạn nào đó trong làng Jút hay các làng bên bị hỏng.

Tuy vậy, tài làm nhạc cụ và tài đánh đàn T'rưng, đánh cồng, chiêng của Rchâm Tih vẫn vang xa đến tất cả các làng bản của núi rừng Tây Nguyên. Và, tài năng âm nhạc của Rơ Châm Tih thực sự được mọi người biết đến là vào năm 1991, khi huyện Ia Grai tìm người cho hội diễn nhạc cụ dân tộc cấp tỉnh. Trong quá trình hội diễn mọi người mới thực sự ngỡ ngàng về tài năng nhạc cụ dân tộc của Rơ Châm Tih. 

Ước mơ bảo tồn truyền thống Tây Nguyên

Giờ đây, Rơ Châm Tih là một nghệ nhân trẻ tuổi và thành công nhất ở Gia Lai trong việc bảo tồn và phát triển loại nhạc cụ của dân tộc. Năm 2000, Tih vào TP HCM tham gia hội diễn “Gặp gỡ đất phương Nam”. Sau lần biểu diễn đó, có một khách hàng yêu thích loại nhạc cụ dân tộc đã hỏi mua lại Tih cây đàn t'rưng với giá 300.000đ. cũng từ đấy “máu kinh doanh” trong người Tih hình thành. Về làng Tih cùng bạn quyết định thành lập hợp tác xã sản xuất hàng mỹ nghệ Tây Nguyên. 

Lúc đầu, mỗi ngày xưởng của Tih chỉ làm được hơn 20 đàn t'rưng, giá loại nhỏ khoảng 25.000 đồng/chiếc, loại lớn từ 50 đến 250.000đ/ chiếc. Cái hay là sản phẩm làm ra đến đâu thì khách hàng đến mua hết từng đó. Từ đó ổn định mức thu nhập lương bình quân của mỗi công nhân từ 1.5 triệu đến 2 triệu đồng/ tháng. Bà con trong làng ai cũng mừng vì từ ngày có HTX đời sống của dân làng được nâng lên.

Uy tín của HTX do Tih đứng đầu ngày một lan truyền đi xa hơn, nhiều người ở khắp đất nước đến đặt hàng, hàng khách đặt nhiều, trong khi xưởng của Tih cũng chưa đảm bảo được, phần vì thiếu nguyên liệu, thiếu người làm và “điều đặc biệt hơn là làm các loại đàn được coi là “tiếng tơ đồng”, “vật tâm linh” của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, không thể làm nhanh, làm ẩu mà phải làm bằng chính sự rung động của bàn tay và tâm hồn người nghệ sĩ, nghệ nhân”, anh cho biết.

Một mong muốn thật đơn giản và cũng đầy tâm huyết là Rơ Châm muốn khôi phục lại nghề làm nhạc cụ mà trong ký ức của cậu bé Rơ Châm yêu ngày nào mỗi dịp lễ tết, làng Jút luôn vang lên tiếng cồng chiêng, tiếng đàn Goong, đàn Krông Put, T'rưng...

 Trải lòng với chúng tôi về những dự định sắp tới trong việc bảo tồn và phát triển các loại nhạc cụ dân tộc, Tih nói như khoe: "Mình mới mở lớp “huấn luyện” cho 45 học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các học sinh sẽ vừa học vừa làm, sau khi tốt nghiệp một số sẽ ở lại cùng thầy giáo làm việc. Số còn lại về các làng, bản là những hạt nhân vừa truyền đạt vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các loại đàn trong đời sống cộng đồng các dân tộc...”.

Để làm được một cây đàn T'rưng không đơn giản. Tre chặt về phải phơi nắng 3 tháng, rồi đem luộc, sau đó lại đem sấy trên dàn bếp. Qua 3 công đoạn ấy, những đoạn tre thẳng nhất, già và vàng nhất mới được đem làm đàn.

Một cây đàn T'rưng làm chỉ trong một ngày là xong nhưng nguyên liệu để làm nó phải chuẩn bị trước hơn 4 tháng trời. Để làm được một cây đàn T'rưng ba giàn có giá bán 1,5 triệu thì riêng tiền làm vật liệu đã lên đến 500-600 ngàn..

 

DANH MỤC SẢN PHẨM

Hỗ trợ trực tuyến

0913 500 956 (Hữu Thủy)

ĐỐI TÁC

Ken Harmonica
Trong
Dan Piano

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 2578627
Đang online: 9
0913500956
0913500956Facebook: Nh%E1%BA%A1c-c%E1%BB%A5-H%E1%BB%AFu-Th%E1%BB%A7y-Guitar-Store-354031244678627/Zalo: 0913500956