Chiến sĩ công an biết chơi nhiều nhạc cụ dân tộc

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Không chỉ là một chiến sĩ công an mẫu mực, Hồ Dạ Ta (xã Đăkrông, huyện Đăkrông, Quảng Trị) còn là một nghệ sĩ có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ dân tộc...

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ đặt hàng: 0913500956

Giá: Liên hệ

Danh mục: Tin tức Kiến thức.

Mô tả chi tiết

Trăn trở hồn bản

Hồ Dạ Ta là một nghệ sĩ hiếm gặp trên dãy Trường Sơn của núi rừng Quảng Trị. Ông chơi được hầu hết các loại nhạc cụ của dân tộc mình, như cồng chiêng, đàn nhị, sáo, đàn Tơrưng… 

Ngoài ra ông còn là một nghệ sĩ biểu diễn thực thụ mỗi khi có lễ hội diễn ra trên bản làng.Trong ngôi nhà sàn nép mình dưới chân núi Klu, Hồ Dạ Ta say sưa bên chiếc đàn Tơrưng.

"Tôi vẫn luyến tiếc những đêm hội ngày trước, hàng trăm người dắt tay nhau nhảy múa, hát ca bên bếp lửa để mừng một mùa bội thu. Những đêm trăng, trai gái bản làng dìu nhau vào những điệu nhảy tình tứ, rồi hát đối đáp, trao duyên. Bây giờ dân bản thì bộn bề công việc, trai gái chỉ thích ngồi ở các quán cà phê, thích nghe và hát theo những bài hát đương đại" - Hồ Dạ Ta tâm sự với đôi mắt buồn rười rượi.

Là một chiến sĩ công an huyện Đăkrông, ông được cấp trên giao phụ trách đội cơ sở tại các xã, giúp công an và người dân các thôn bản xây dựng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc. Nhờ công việc mà ông có dịp tiếp cận với nhiều người dân ở các thôn bản khác nhau, nhất là các già làng, trưởng bản. Vì vậy, ông có dịp tìm hiểu về các làn điệu dân ca và sưu tầm đầy đủ nhất các làn điệu dân ca của dân tộc mình, cũng như sáng tác ra nhiều làn điệu dân ca mới trong các lễ hội ma chay, cưới hỏi, lễ mừng lúa mới để truyền lại cho dân làng.

"Nếu mình không tổ chức lại các đêm lễ hội, không có tiếng cồng chiêng, tiếng sáo..., không truyền lại các làn điệu dân ca và cách chơi các loại nhạc cụ trên thì không lâu nữa tất cả vốn liếng văn hóa của ông cha sẽ bị mai một hết" - ông lo lắng tâm sự.

Gìn giữ cho đời sau

Ngôi nhà sàn mà gia đình ông sinh sống cũng là nơi sinh hoạt định kỳ của cộng đồng người dân trong bản Klu. "Mỗi tháng chúng tôi thường tổ chức 2 đến 3 buổi để bà con hát các làn điệu dân ca cũng như cách chơi các loại nhạc cụ của dân tộc mình. Điều đó nhằm ôn luyện và truyền đạt lại cho các thành viên trong đội văn nghệ giữ lại truyền thống văn hóa lễ hội của dân tộc mình không bị mai một. Mặt khác đây cũng là cách để bà con trong bản có dịp giao lưu, đoàn kết để xây dựng thôn bản ngày một văn minh hơn" - nghệ nhân Ta vui vẻ tâm sự.

Những lúc rảnh rỗi, ông thường đi vào các thôn bản để sưu tầm, tìm hiểu thêm các loại nhạc cụ khác, cũng như sáng tác các làn điệu dân ca mới để nghiên cứu, phục vụ cũng như truyền đạt lại cho bà con dân bản.

Trong ngôi nhà sàn của mình, ông dành một nơi để bày biện các loại nhạc cụ mà ông đã chế tạo, thu thập được. Đây như là một bảo tàng thu nhỏ về các loại nhạc cụ của dân tộc thiểu số ở Quảng Trị.

"Khi người dân trong bản không còn lo cái ăn, cái mặc nữa thì mình cần phải làm một điều gì đó để bà con được nâng cao hơn về đời sống văn hóa văn nghệ, hướng cho họ xem đây là một lối sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mình" - Hồ Dạ Ta cho biết.

Chia tay chúng tôi, ông Hồ Dạ Ta chia sẻ: Ước muốn lớn nhất của tôi là có được một ngôi nhà sàn cộng đồng thật rộng rãi để cất giữ các loại nhạc cụ dân tộc, cũng như để phổ biến những làn điệu dân ca mới cho đồng bào và tổ chức một cách đàng hoàng, chuyên nghiệp các lễ hội truyền thống đang bị mai một dần của núi rừng Vân Kiều, Pa Kô.

DANH MỤC SẢN PHẨM

Hỗ trợ trực tuyến

0913 500 956 (Hữu Thủy)

ĐỐI TÁC

Ken Harmonica
Trong
Dan Piano

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 2577582
Đang online: 6
0913500956
0913500956Facebook: Nh%E1%BA%A1c-c%E1%BB%A5-H%E1%BB%AFu-Th%E1%BB%A7y-Guitar-Store-354031244678627/Zalo: 0913500956